Xem thêm nhiều đặc sản Quảng Ngãi TẠI ĐÂY
Nguyên liệu chính để nấu mạch nha là lúa. Chọn một lượng lúa khô vừa đủ đem ngâm nước (nước ấm càng tốt), sau đó vớt ra xả thêm vài lần nước sạch cho trôi chất nhờn, ủ ở độ ẩm thích hợp để lúa đâm mộng. Phải dùng lúa chắc hạt mới cho ra loại mầm tốt nhất. Sàng lấy mộng đem phơi nắng cho khô, sau đó xay thành bột. Gạo nếp đem ngâm nước, vớt ra hấp thành xôi. Đổ xôi ra khay lớn để cho nguội, trộn đều xôi nếp với bột mầm lúa đã xay sẵn ở một tỉ lệ phù hợp (thường thì người ta dùng 5-6kg xôi với 1kg bột mầm khô).
Sau đó cho một lượng nước sao cho vừa đủ độ sền sệt, bắc lên bếp đun nhỏ lửa để hỗn hợp sôi từ từ. Khuấy đều tay, không để mạch nha dính vào đáy nồi. Khi hỗn hợp đã sôi đều, bắc xuống để nguội rồi ép bỏ xác, chỉ lấy dung dịch tinh chất. Tiếp tục cho dung dịch tinh chất lọc được lên bếp nấu đến lúc keo lại và chuyển màu vàng trong là được. Trải qua các công đoạn cầu kỳ, cuối cùng cũng thu được sản phẩm mạch nha tinh khiết. Nấu mạch nha rất phức tạp và phải tuân thủ đúng quy tắc thì mới có được loại mạch nha ngon. Để nấu được món này, người nấu phải có tâm huyết với nghề. Bởi vậy, không ít người cho rằng mạch nha là linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi.
Để thưởng thức mạch nha được ngon miệng, nên kết hợp với bánh tráng và đậu phộng rang. Bạn nên cho một ít đậu phộng rang vào lon mạch nha mua về (cũng có lúc trong lon mạch nha người ta đã cho sẵn) và nướng giòn bánh tráng. Cho một ít mạch nha lên một miếng bánh tráng vừa ăn, sau đó thoải mái thưởng thức. Vị ngọt thanh, độ dẻo của mạch nha, độ giòn của bánh tráng và vị bùi của đậu phộng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đặc biệt ở đầu lưỡi.
Ở quê tôi, mạch nha còn góp một vai trò quan trọng trong đồ đi hỏi cưới của nhà trai đến nhà gái. Ngoài khay hoa quả và rượu, còn có cả khay đựng những lon mạch nha. Nếu có dịp đến Quảng Ngãi, bạn nhớ thưởng thức mạch nha nhé! Đặc biệt, hãy đến làng Thi Phổ khám phá nghệ thuật nấu mạch nha, bạn sẽ thật sự thấy thú vị.
Các lon mạch nha bán làm quà ở Quảng Ngãi
Nguyên liệu chính để nấu mạch nha là lúa. Chọn một lượng lúa khô vừa đủ đem ngâm nước (nước ấm càng tốt), sau đó vớt ra xả thêm vài lần nước sạch cho trôi chất nhờn, ủ ở độ ẩm thích hợp để lúa đâm mộng. Phải dùng lúa chắc hạt mới cho ra loại mầm tốt nhất. Sàng lấy mộng đem phơi nắng cho khô, sau đó xay thành bột. Gạo nếp đem ngâm nước, vớt ra hấp thành xôi. Đổ xôi ra khay lớn để cho nguội, trộn đều xôi nếp với bột mầm lúa đã xay sẵn ở một tỉ lệ phù hợp (thường thì người ta dùng 5-6kg xôi với 1kg bột mầm khô).
Sau đó cho một lượng nước sao cho vừa đủ độ sền sệt, bắc lên bếp đun nhỏ lửa để hỗn hợp sôi từ từ. Khuấy đều tay, không để mạch nha dính vào đáy nồi. Khi hỗn hợp đã sôi đều, bắc xuống để nguội rồi ép bỏ xác, chỉ lấy dung dịch tinh chất. Tiếp tục cho dung dịch tinh chất lọc được lên bếp nấu đến lúc keo lại và chuyển màu vàng trong là được. Trải qua các công đoạn cầu kỳ, cuối cùng cũng thu được sản phẩm mạch nha tinh khiết. Nấu mạch nha rất phức tạp và phải tuân thủ đúng quy tắc thì mới có được loại mạch nha ngon. Để nấu được món này, người nấu phải có tâm huyết với nghề. Bởi vậy, không ít người cho rằng mạch nha là linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi.
Để thưởng thức mạch nha được ngon miệng, nên kết hợp với bánh tráng và đậu phộng rang. Bạn nên cho một ít đậu phộng rang vào lon mạch nha mua về (cũng có lúc trong lon mạch nha người ta đã cho sẵn) và nướng giòn bánh tráng. Cho một ít mạch nha lên một miếng bánh tráng vừa ăn, sau đó thoải mái thưởng thức. Vị ngọt thanh, độ dẻo của mạch nha, độ giòn của bánh tráng và vị bùi của đậu phộng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đặc biệt ở đầu lưỡi.
Ở quê tôi, mạch nha còn góp một vai trò quan trọng trong đồ đi hỏi cưới của nhà trai đến nhà gái. Ngoài khay hoa quả và rượu, còn có cả khay đựng những lon mạch nha. Nếu có dịp đến Quảng Ngãi, bạn nhớ thưởng thức mạch nha nhé! Đặc biệt, hãy đến làng Thi Phổ khám phá nghệ thuật nấu mạch nha, bạn sẽ thật sự thấy thú vị.
LƯU THỊ CẨM HUYÊN (ĐH KHXH&NV TP.HCM) đăng tên tuoitre.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét