Dự án Khu dân cư nông thôn mới Gia An (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 1/2019. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất khoảng 9,4ha. Giữa tháng 6/2019, UBND huyện Tư Nghĩa ra thông báo thu hồi đất phục vụ dự án. Thông báo nêu rõ, thời gian điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Ruộng lúa xanh tốt bị đất cát bao vây, mương tưới tiêu bị bồi lấp khiến người dân bức xúc.
Đến thời điểm này còn khoảng 20/87 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường. Thế nhưng, chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Gia An vẫn tiến hành san lấp mặt bằng khiến người dân bức xúc.
Theo ông Nguyễn Thành Hạnh, gia đình ông có 3,2 sào đất lúa (500m2/sào) sắp đến thời điểm thu hoạch. Với mức giá đền bù, hỗ trợ là 74 triệu đồng/sào, gia đình ông có thể thu về gần 240 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Hạnh nhất quyết không đồng ý nhận tiền.
"Lúc làm đường cao tốc tôi đã bị thu hồi 2 sào đất lúa, mức giá đền bù 70 triệu đồng/sào. Tôi rất vui vẻ nhận tiền vì làm đường là để phát triển của quê hương. Giờ chỉ còn 3,2 sào đất lúa mà họ lấy hết làm khu dân cư để bán lại bồi thường như thế là không được. Nhận mấy trăm triệu rồi cũng hết, sau này gia đình tôi phải sống ra sao. Nếu lấy đất làm công trình phục vụ xã hội thì tôi đồng ý, còn làm khu dân cư tôi nhất quyết không chấp nhận mức giá đó", ông Hạnh nói.
Điều khiến ông Hạnh cũng như nhiều hộ dân khác bức xúc là một số diện tích phải cắt lúa non nhường đất cho doanh nghiệp. Hoạt động san lấp mặt bằng khiến nhiều thửa ruộng bị bao vây, mương tưới tiêu bồi lấp.
Cũng như nhiều hộ dân khác, bà Võ Thị Phố không đồng ý bàn giao gần 4 sào đất lúa cho công ty bất động sản Gia An. Theo bà Phố, ruộng lúa là mồ hôi, nước mắt của người dân. Dù vậy, người dân sẵn sàng giao đất để làm trường học, trạm y tế..., nhiều người còn sẵn sàng hiến đất. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp lấy đất làm khu dân cư để bán thì cần phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng.
"Họ nói chỉ san lấp nơi đã chấp nhận tiền bồi thường là không đúng. Cả cánh đồng như thế mà họ đổ cát xuống khiến mương nước bị bồi lấp thì những thửa ruộng còn lại làm sao tưới tiêu. Chỉ cần mưa là đất cát sẽ trôi xuống lấp ruộng ngay. Công sức của người dân mấy tháng trời mà họ làm vậy đấy", bà Phố bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Kỳ cho biết, dựa theo một số quy định liên quan, chủ đầu tư sẽ thỏa thuận mức bồi thường với người dân. Đến thời điểm này một số hộ dân vẫn chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của chủ đầu tư.
Dù người dân đang bức xúc, thế nhưng ông Hà lại cho rằng, dự án này đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư, huyện ra thông báo thu hồi đất. Đồng thời, phần lớn người dân đã đồng thuận nhận tiền bồi thường nên doanh nghiệp mới tiến hành san lấp mặt bằng.
"Giá bồi thường là do chủ đầu tư và người dân tự thỏa thuận, chính quyền địa phương chỉ giải thích cho người dân hiểu mức giá bồi thường do tỉnh đưa ra”, ông Hà nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Trung Thành - Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết, lãnh đạo huyện vừa nhận được thông tin và đã chỉ đạo kiểm tra vụ việc.
"Doanh nghiệp này chưa được phép để xây dựng, việc làm này là sai. Huyện sẽ kiểm tra cụ thể và thông tin với báo chí sau", ông Thành nói.
Điều khiến ông Hạnh cũng như nhiều hộ dân khác bức xúc là một số diện tích phải cắt lúa non nhường đất cho doanh nghiệp. Hoạt động san lấp mặt bằng khiến nhiều thửa ruộng bị bao vây, mương tưới tiêu bồi lấp.
Cũng như nhiều hộ dân khác, bà Võ Thị Phố không đồng ý bàn giao gần 4 sào đất lúa cho công ty bất động sản Gia An. Theo bà Phố, ruộng lúa là mồ hôi, nước mắt của người dân. Dù vậy, người dân sẵn sàng giao đất để làm trường học, trạm y tế..., nhiều người còn sẵn sàng hiến đất. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp lấy đất làm khu dân cư để bán thì cần phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng.
"Họ nói chỉ san lấp nơi đã chấp nhận tiền bồi thường là không đúng. Cả cánh đồng như thế mà họ đổ cát xuống khiến mương nước bị bồi lấp thì những thửa ruộng còn lại làm sao tưới tiêu. Chỉ cần mưa là đất cát sẽ trôi xuống lấp ruộng ngay. Công sức của người dân mấy tháng trời mà họ làm vậy đấy", bà Phố bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Kỳ cho biết, dựa theo một số quy định liên quan, chủ đầu tư sẽ thỏa thuận mức bồi thường với người dân. Đến thời điểm này một số hộ dân vẫn chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của chủ đầu tư.
Dù người dân đang bức xúc, thế nhưng ông Hà lại cho rằng, dự án này đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư, huyện ra thông báo thu hồi đất. Đồng thời, phần lớn người dân đã đồng thuận nhận tiền bồi thường nên doanh nghiệp mới tiến hành san lấp mặt bằng.
Trụ sở Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Gia An đóng cửa suốt nhiều ngày qua.
"Giá bồi thường là do chủ đầu tư và người dân tự thỏa thuận, chính quyền địa phương chỉ giải thích cho người dân hiểu mức giá bồi thường do tỉnh đưa ra”, ông Hà nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Trung Thành - Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết, lãnh đạo huyện vừa nhận được thông tin và đã chỉ đạo kiểm tra vụ việc.
"Doanh nghiệp này chưa được phép để xây dựng, việc làm này là sai. Huyện sẽ kiểm tra cụ thể và thông tin với báo chí sau", ông Thành nói.
Đông Hải baodansinh.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét