Theo báo Dân Việt, cách đây 6 năm, anh Trần Phú Xuân ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) trồng 300 cây dừa thơm mùi lá dứa gọi là dừa dứa. Đến nay, vườn dừa đã có hơn 250 cây cho trái với năng suất 60 trái mỗi cây. Dừa dứa hút hàng, anh Xuân chỉ việc đếm trái thu tiền. Đến nay cây dừa dứa cho thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm.
Dừa dứa sau 3 năm trồng thì cho trái và cho trái quanh năm. Khi cây còn thấp thì rất thuận tiện trong việc thu hoạch, có thể ngồi để hái trái được. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Anh Xuân cho biết, điều đáng mừng là dừa dứa tiêu thụ rất dễ, có nhiều thương lái đã đến đặt hàng “bao trọn” cả trái lớn và trái nhỏ để bán cho các sạp hàng trái cây, nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn các loại nước uống giải khát hợp vệ sinh, có nguồn gốc từ thiên nhiên của người tiêu dùng. Ngoài ra, quả dừa dứa có hình tròn, hình dáng vừa phải, đẹp mắt nên được nhiều người thích mua về để trưng bày bàn thờ tổ tiên, nhất là trong dịp Tết cổ truyền.
Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, việc đưa giống dừa dứa vào trồng tại địa phương góp phần tăng thêm cơ cấu cây trồng cho người nông dân. Trồng dừa dứa mang lại nhiều hiệu quả như dùng làm nước uống tốt cho sức khỏe, phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông thôn.
Theo báo Thanh niên, giống dừa dứa có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây, trái giống như dừa xiêm xanh nhưng nước và cái dừa có mùi đặc trưng thơm như mùi lá dứa nên người tiêu dùng rất ưa thích. Nước dừa dứa có vị ngọt, giàu chất đạm, nhiều vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nước dừa dứa còn có thể sử dụng vào quá trình chế biến thức ăn hay đóng hộp để nâng cao giá trị sản phẩm.
Kỹ sư Huỳnh Văn Hậu (Trưởng trại giống nông nghiệp huyện U Minh Thượng) cho biết, dừa dứa dễ trồng, ít sâu bệnh, chỉ có bọ cánh cứng và đuông nhưng hai đối tượng này cũng rất dễ tiêu diệt nên không gây hại cho nhà vườn; tỷ lệ bông đậu trái cao, giá cả và đầu ra luôn ổn định.
Theo thạc sĩ Lưu Thị Oanh (Trưởng phòng kỹ thuật nông nghiệp Trung tâm giống nông - ngư - nghiệp tỉnh Kiên Giang) dừa dứa thích hợp trồng trong mô hình vườn để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, vườn dừa còn tạo cảnh quan phát triển du lịch cũng như góp phần duy trì hệ sinh thái, nhất là chống xói lở bờ sông và ngăn xâm thực bờ biển.
Đặc biệt các vườn dừa có khả năng chống chịu cao với thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên bà con cần lên liếp để hạn chế trường hợp ngập úng, nếu trồng theo hàng đơn thì khoảng cách từ 6 - 7 m/cây, hàng đôi thì khoảng cách là 8 m/cây. Còn đối tượng thường xuất hiện hại dừa là bọ cánh cứng và đuông, vì thế bà con nên nuôi ong ký sinh để diệt loại côn trùng gây hại này.
Đặc biệt các vườn dừa có khả năng chống chịu cao với thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên bà con cần lên liếp để hạn chế trường hợp ngập úng, nếu trồng theo hàng đơn thì khoảng cách từ 6 - 7 m/cây, hàng đôi thì khoảng cách là 8 m/cây. Còn đối tượng thường xuất hiện hại dừa là bọ cánh cứng và đuông, vì thế bà con nên nuôi ong ký sinh để diệt loại côn trùng gây hại này.
Minh Anh (t/h)
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét