Theo báo cáo của UBND huyện Trà Bồng tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh mới đây, hiện nay, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đang thực hiện các thủ tục để tổ chức bán đấu giá Công ty cổ phần tinh dầu quế.
Nhà máy tiền tỷ “đắp chiếu”
Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng được xây dựng tại thị trấn Trà Xuân, với tổng vốn đầu tư trên 44 tỷ đồng, được khánh thành đưa vào hoạt động tháng 5.2015. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 80 tấn thành phẩm/năm, mỗi năm nhà máy có thể thu mua tối đa 10.000 tấn lá quế.
Với quy trình khép kín, nhà máy sẽ tách chiết tinh dầu quế từ cành, lá quế có ở địa phương. Bã thải cành, lá quế sau khi đã tách chiết gần như triệt để tinh dau thien nhien quế (95%) sẽ tiếp tục chế biến thành 2 phụ phẩm phân bón hữu cơ vi sinh (tro của bã) và một phần đem xay nhỏ để làm bột hương. Riêng sản phẩm tinh dầu quế được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ.
Từ khi nhà máy được triển khai xây dựng và khánh thành đưa vào sử dụng, chính quyền địa phương huyện Trà Bồng cũng như người dân địa phương kỳ vọng nhà máy không chỉ thúc đẩy sản xuất công nghiệp ở huyện vùng cao Trà Bồng, mở cơ hội giúp hàng nghìn hộ dân trồng quế ở các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà… có thu nhập đáng kể từ lá, cành quế, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Thế nhưng, khi đi vào hoạt động những tính toán ban đầu đã không thành. Sau một thời gian ngắn hoạt động, nhà máy giờ đang trong tình trạng “đắp chiếu”, khối tài sản đầu tư hàng chục tỷ đồng nằm phơi nắng phơi mưa. Theo một số người dân sống gần khu vực nhà máy cho biết, nhà máy đã dừng hoạt động từ nhiều tháng nay.
Hiện tại, cổng vào nhà máy, các kho chứa nguyên liệu… luôn đóng cửa, một số thiết bị máy móc để chỏng chơ ngoài trời. Cả khuôn viên rộng lớn của nhà máy vắng lặng không một bóng người.
Lý giải về nguyên nhân Nhà máy sản xuất tinh dầu quế ngừng hoạt động nhiều tháng nay, đại diện lãnh đạo nhà máy cho rằng, bên cạnh nhiều nguyên nhân khác thì nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.
Doanh nghiệp chưa tâm huyết!
Quảng Ngãi, hiện là một trong những địa phương có vùng trồng quế lớn của các nước. Theo số liệu thống kê của Sở NN& PTNT tỉnh, toàn tỉnh hiện có khoảng 7.000ha trồng quế. Đồng thời, theo quy hoạch phát triển vùng trồng quế đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong giai đoạn từ 2010-2020, mỗi năm phát triển 80-100ha cây quế. Như vậy, đến năm cuối quy hoạch (năm 2020), tỉnh Quảng Ngãi sẽ có diện tích quế ổn định, với diện tích khoảng 16.000ha.
Chỉ tính riêng tại huyện Trà Bồng- nơi đặt Nhà máy sản xuất tinh dầu quế, để phát triển diện tích trồng quế của địa phương, cũng như cung ứng nguồn nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất tinh dầu quế và các doanh nghiệp kinh doanh khác trên địa bàn, huyện cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Ông Trần Văn Sương- Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Về góc độ của huyện, để đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu quế, huyện đang chỉ đạo tích cực về vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu. Nghị quyết của Huyện ủy cũng xác định, huyện Trà Bồng phải phát triển ổn định và duy trì khoảng 2.800ha quế trên địa bàn, lúc đó tính cho việc vừa cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất tinh dầu quế cũng như doanh nghiệp Hương quế Trà Bồng.
Trao đổi về việc nhà máy không phát huy hiệu quả như mong muốn ban đầu, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Trần Văn Sương cho rằng: Việc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tinh dầu quế là đúng định hướng của huyện nhưng họ chưa thật sự tâm huyết.
Theo ông Sương, nếu như doanh nghiệp này tâm huyết với cây quế thì nhà máy này sẽ thành công. Bởi lẽ, bên cạnh việc huyện đang nỗ lực phát triển nguồn nguyên liệu, thì nhà máy đặt ở đây rất thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm, nguyên liệu từ các vùng lân cận khác.
Cùng với đó, đến nay việc sử dụng nguyên liệu cành, lá quế đã phổ biến nên không chỉ các doanh nghiệp mà người dân cũng thu mua để cung cấp cho một số cơ sở chế biến, cơ sở làm nhang... Nhưng qua tìm hiểu, trong khi người dân thu mua cành lá quế khô với giá 3.500 đồng/kg thì nhà máy chỉ thu mua với giá 3.000 đồng/kg. Chính giá thu mua thấp nên người trồng quế “quay lưng” không bán cành, lá quế cho nhà máy- đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà máy “đói” nguyên liệu và phải ngừng hoạt động.
Chia sẻ về việc giá thu mua thấp hơn người dân, đại diện lãnh đạo Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng bày tỏ, hiện tại giá thu giá thu mua cành, lá quế như hiện nay của nhà máy đã cao hơn so với các tỉnh khác. Còn nếu thu mua với giá như người dân thu mua thì nhà máy sản xuất sẽ thua lỗ.
Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, mới đây, theo báo cáo của UBND huyện Trà Bồng tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh thì, hiện nay Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp đang tiến hành các thủ tục để tổ chức bán đấu giá Công ty cổ phần tinh dầu quế.
Trước việc, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng vừa đầu tư xong là cũng vừa làm thủ tục “phá sản”, ông Nguyễn Đức Hoài- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho rằng, việc nhà máy “phá sản” cũng có một phần trách nhiệm của huyện Trà Bồng trong việc mời gọi, thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Chính vì vậy, huyện Trà Bồng và các ngành chức năng cần phối hợp giải quyết vấn đề này. Nếu có điều kiện thì mời gọi một đơn vị khác đầu tư
Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng được xây dựng tại thị trấn Trà Xuân, với tổng vốn đầu tư trên 44 tỷ đồng, được khánh thành đưa vào hoạt động tháng 5.2015. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 80 tấn thành phẩm/năm, mỗi năm nhà máy có thể thu mua tối đa 10.000 tấn lá quế.
Với quy trình khép kín, nhà máy sẽ tách chiết tinh dầu quế từ cành, lá quế có ở địa phương. Bã thải cành, lá quế sau khi đã tách chiết gần như triệt để tinh dau thien nhien quế (95%) sẽ tiếp tục chế biến thành 2 phụ phẩm phân bón hữu cơ vi sinh (tro của bã) và một phần đem xay nhỏ để làm bột hương. Riêng sản phẩm tinh dầu quế được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ.
Từ khi nhà máy được triển khai xây dựng và khánh thành đưa vào sử dụng, chính quyền địa phương huyện Trà Bồng cũng như người dân địa phương kỳ vọng nhà máy không chỉ thúc đẩy sản xuất công nghiệp ở huyện vùng cao Trà Bồng, mở cơ hội giúp hàng nghìn hộ dân trồng quế ở các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà… có thu nhập đáng kể từ lá, cành quế, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Thế nhưng, khi đi vào hoạt động những tính toán ban đầu đã không thành. Sau một thời gian ngắn hoạt động, nhà máy giờ đang trong tình trạng “đắp chiếu”, khối tài sản đầu tư hàng chục tỷ đồng nằm phơi nắng phơi mưa. Theo một số người dân sống gần khu vực nhà máy cho biết, nhà máy đã dừng hoạt động từ nhiều tháng nay.
Hiện tại, cổng vào nhà máy, các kho chứa nguyên liệu… luôn đóng cửa, một số thiết bị máy móc để chỏng chơ ngoài trời. Cả khuôn viên rộng lớn của nhà máy vắng lặng không một bóng người.
Lý giải về nguyên nhân Nhà máy sản xuất tinh dầu quế ngừng hoạt động nhiều tháng nay, đại diện lãnh đạo nhà máy cho rằng, bên cạnh nhiều nguyên nhân khác thì nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.
Doanh nghiệp chưa tâm huyết!
Quảng Ngãi, hiện là một trong những địa phương có vùng trồng quế lớn của các nước. Theo số liệu thống kê của Sở NN& PTNT tỉnh, toàn tỉnh hiện có khoảng 7.000ha trồng quế. Đồng thời, theo quy hoạch phát triển vùng trồng quế đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong giai đoạn từ 2010-2020, mỗi năm phát triển 80-100ha cây quế. Như vậy, đến năm cuối quy hoạch (năm 2020), tỉnh Quảng Ngãi sẽ có diện tích quế ổn định, với diện tích khoảng 16.000ha.
Chỉ tính riêng tại huyện Trà Bồng- nơi đặt Nhà máy sản xuất tinh dầu quế, để phát triển diện tích trồng quế của địa phương, cũng như cung ứng nguồn nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất tinh dầu quế và các doanh nghiệp kinh doanh khác trên địa bàn, huyện cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Ông Trần Văn Sương- Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Về góc độ của huyện, để đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu quế, huyện đang chỉ đạo tích cực về vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu. Nghị quyết của Huyện ủy cũng xác định, huyện Trà Bồng phải phát triển ổn định và duy trì khoảng 2.800ha quế trên địa bàn, lúc đó tính cho việc vừa cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất tinh dầu quế cũng như doanh nghiệp Hương quế Trà Bồng.
Máy móc để chỏng chơ ngoài trời, khuôn viên nhà máy khá vắng lặng
Trao đổi về việc nhà máy không phát huy hiệu quả như mong muốn ban đầu, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Trần Văn Sương cho rằng: Việc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tinh dầu quế là đúng định hướng của huyện nhưng họ chưa thật sự tâm huyết.
Theo ông Sương, nếu như doanh nghiệp này tâm huyết với cây quế thì nhà máy này sẽ thành công. Bởi lẽ, bên cạnh việc huyện đang nỗ lực phát triển nguồn nguyên liệu, thì nhà máy đặt ở đây rất thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm, nguyên liệu từ các vùng lân cận khác.
Cùng với đó, đến nay việc sử dụng nguyên liệu cành, lá quế đã phổ biến nên không chỉ các doanh nghiệp mà người dân cũng thu mua để cung cấp cho một số cơ sở chế biến, cơ sở làm nhang... Nhưng qua tìm hiểu, trong khi người dân thu mua cành lá quế khô với giá 3.500 đồng/kg thì nhà máy chỉ thu mua với giá 3.000 đồng/kg. Chính giá thu mua thấp nên người trồng quế “quay lưng” không bán cành, lá quế cho nhà máy- đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà máy “đói” nguyên liệu và phải ngừng hoạt động.
Người dân thu mua cành, lá quế giá cao hơn nhà máy.
Chia sẻ về việc giá thu mua thấp hơn người dân, đại diện lãnh đạo Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng bày tỏ, hiện tại giá thu giá thu mua cành, lá quế như hiện nay của nhà máy đã cao hơn so với các tỉnh khác. Còn nếu thu mua với giá như người dân thu mua thì nhà máy sản xuất sẽ thua lỗ.
Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, mới đây, theo báo cáo của UBND huyện Trà Bồng tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh thì, hiện nay Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp đang tiến hành các thủ tục để tổ chức bán đấu giá Công ty cổ phần tinh dầu quế.
Trước việc, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế Trà Bồng vừa đầu tư xong là cũng vừa làm thủ tục “phá sản”, ông Nguyễn Đức Hoài- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho rằng, việc nhà máy “phá sản” cũng có một phần trách nhiệm của huyện Trà Bồng trong việc mời gọi, thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Chính vì vậy, huyện Trà Bồng và các ngành chức năng cần phối hợp giải quyết vấn đề này. Nếu có điều kiện thì mời gọi một đơn vị khác đầu tư
Bảo Ngọc baoquangngai.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét