Trái ngược hoàn toàn về cái tên được nhiều người ví von là "no say", trái cơm rượu ở vùng ven đồi, núi Quảng Ngãi khi chín to nhất chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út một chút, thịt mỏng và chỉ... ăn cho vui mà thôi.
Cây cơm rượu còn được gọi là bưởi bung, chùm rượu... có tên khoa học là Glycosmis pentaphylla. Ở Quảng Ngãi, cây cơm rượu mọc khá nhiều tại các lùm, bụi vùng ven suối, đồi, núi của đồng bằng.
Cây cơm rượu thường mọc trong bụi rậm
Qua quan sát, cành cây cơm rượu có màu hơi đỏ, lá kép dài từ 20-30cm, với chiều cao của cây trưởng thành từ 1m-2,5m. Cơm rượu có hình tròn, ra quả thành từng chùm từ 10-50 quả/chùm. Khi còn non có màu xanh, khi chín thì vỏ có màu hồng nhạt, nhìn bóng và trong.
Quả thường mọc thành từng chùm
Có thể tìm hái được trái cây cơm rượu gần như quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
Quả cơm rượu khi còn non có màu xanh...
...Và khi chín có màu hồng nhạt, bóng và trong.
Trái cơm rượu thường được người lớn hái về cho con em của mình ở nhà ăn
Khi chín, trái "no say" có kích cỡ lớn nhất chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một chút và lớp thịt khá mỏng, với vị ngọt nhẹ nên thường được lũ trẻ quê hái ăn như món quà vặt. Trong khi đó, các bộ phận khác của cây cơm rượu được sử dụng chế biến chữa khá nhiều bệnh.
Theo một số tài liệu y học thì thân và rễ cây cơm rượu có vị ngọt, tính bình nên tác dụng hành huyết, hoạt huyết, còn lá có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, đau gan và trừ giun.
Nguồn : danviet.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét