Chưa có mùa nắng nóng nào ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) lại cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt như hiện nay. Trường học, bệnh viện đã rơi vào tình trạng "kiệt" nước sinh hoạt. Để duy trì hoạt động bình thường của bệnh viện, trường học cần có sự hỗ trợ thực hiện giải pháp "vượt hạn" hiệu quả.
Đi học, mang theo nước
Khoảng 3 tuần trở lại đây, phụ huynh học sinh Trường Mầm non Họa Mi, khi đưa con đến trường phải chở theo một vài can nước đủ cho con dùng trong một ngày học tập tại trường. Nguyên nhân là do các giếng đào phục vụ nước tắm giặt, nấu ăn, vệ sinh tại trường bị cạn. Nhà trường đã xoay xở mọi cách, nhưng cũng không tìm được từ 3.000 - 4.000 lít nước đảm bảo cho 205 cháu học tập. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thư - Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi cho biết: "Tranh thủ bơm nhiều lần trong ngày, nhưng có cố lắm cũng chỉ được độ 1.500- 2.000 lít nước. Nhờ sự trợ giúp của phụ huynh mà trường duy trì hoạt động dạy và học bình thường trong suốt những tuần qua".
Đi học, mang theo nước
Khoảng 3 tuần trở lại đây, phụ huynh học sinh Trường Mầm non Họa Mi, khi đưa con đến trường phải chở theo một vài can nước đủ cho con dùng trong một ngày học tập tại trường. Nguyên nhân là do các giếng đào phục vụ nước tắm giặt, nấu ăn, vệ sinh tại trường bị cạn. Nhà trường đã xoay xở mọi cách, nhưng cũng không tìm được từ 3.000 - 4.000 lít nước đảm bảo cho 205 cháu học tập. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thư - Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi cho biết: "Tranh thủ bơm nhiều lần trong ngày, nhưng có cố lắm cũng chỉ được độ 1.500- 2.000 lít nước. Nhờ sự trợ giúp của phụ huynh mà trường duy trì hoạt động dạy và học bình thường trong suốt những tuần qua".
Những can nước của phụ huynh chở đến trường, giúp Trường Mầm non Họa Mi đảm bảo việc dạy và học. |
Hiện tại, cứ vào nửa đêm bảo vệ nhà trường phải bơm nước từ các giếng vào bồn chứa. Thế nhưng, mỗi lần mô-tơ chỉ chạy được 10 - 20 phút phải tắt, vì nước ngầm bị hụt. Đánh vật cả đêm, nhưng may ra chỉ bơm được một lượng nước đủ để nấu ăn cho các cháu. Nguồn nước có nhu cầu nhiều nhất trong hoạt động của học sinh tại trường như vệ sinh, tắm giặt đều trông cậy vào các bậc phụ huynh giúp đỡ.
"Mỗi sáng chở con đi học, tôi chở theo can nước độ vài chục lít để giúp nhà trường có nước sử dụng. Chiều đi làm về đón cháu, nếu tranh thủ được thời gian tôi lại chở vài can nước nữa đến trường. Mình là phụ huynh phải cùng chia sẻ khó khăn với nhà trường" - anh Bùi Văn Hùng, tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng cho biết. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thư - Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận: "Nếu không được phụ huynh chia sẻ thì chắc khó duy trì việc dạy và học vào lúc cao điểm cuối năm học". Cô Thư cho biết thêm, khi nghỉ hè nhà trường sẽ xin hỗ trợ kinh phí để nạo vét giếng, nhằm đảm bảo có nước để dùng trong năm học mới.
Trốn viện vì... thiếu nước
Bệnh viện Đa khoa Sơn Hà hiện trong tình trạng thiếu nước phục vụ người bệnh. Một số bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ phải nằm điều trị nội trú đã trốn viện về nhà tắm, giặt. "Nước tắm giặt không có, thậm chí là nước dùng cho các buồng vệ sinh cũng lúc có, lúc không. Trời thì nắng nóng, không tắm, giặt thì làm sao chịu nổi, nên phải trốn viện về nhà", bà Đinh Thị Vốn, thôn Tà Cơm, xã Sơn Thủy cho biết.
Bà Vốn có cháu ngoại nằm điều trị tại bệnh viện. Bà đi chăm cháu, nhưng mỗi chiều người thân phải đến bệnh viện chở cả hai bà cháu về nhà tắm, giặt. Sáng hôm sau lại chở cháu vào viện. Bà Vốn cho biết, giá mà bệnh viện có nước đầy đủ thì bà cháu có thể an tâm điều trị, không phải đi lại trong lúc ốm đau, bệnh chắc nhanh khỏi hơn...
Tình trạng thiếu nước khiến khu vực vệ sinh dành cho bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Sơn Hà không phát huy hiệu quả. Theo giải thích của lãnh đạo bệnh viện, hiện tại việc bơm nước để phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân phải sử dụng biện pháp thủ công. Vì thế, đôi lúc không đảm bảo đầy đủ nhu cầu. Thực tế, nguồn nước tại bệnh viện mới chỉ đáp ứng cho việc vệ sinh, còn nước để tắm, giặt chưa đủ phục vụ. Việc bệnh viện thiếu nước, vấn đề vệ sinh không đảm bảo cho bệnh nhân đã được phản ánh tại các đợt tiếp xúc cử tri, nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm giải quyết.
Nguồn : baoquangngai.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét