Được biết, trên tuyến Quảng Ngãi – TP.HCM sẽ gồm có 1 bữa ăn tối, 1 bữa ăn sáng và ngày thường đã được nhà xe tính hết vào vé.
Anh Phương kể: “Sau khi qua nhiều tiệm vé thấy đã hết giường nằm, tôi tìm đến nhà xe Thiên Trang (thuộc công ty CPVT Thiên Trang). Sau khi hỏi ngày vào, cô nhân viên cho biết, giá vé ngày 14 AL là 700.000 đồng/ lượt/ người. Vì đã nhiều nơi hết vé, tôi không còn sự lựa chọn nào khác nên lấy tiền đưa cô ấy. Tôi cũng ý thức được, nếu đó là giá hợp lý và đóng thuế cho nhà nước thì đấy là điều nên làm. Nhưng sau khi trả tiền, lần lượt nhìn từ trên xuống, tôi hốt hoảng khi số tiền in trên giá niêm yết chỉ là 560.000 đồng, ít hơn 140.000 đồng so với số tiền tôi đã trả. Tôi hỏi thì cô ấy trả lời đó là tiền cơm ăn trên xe. Nhưng tôi biết đi tuyến này chỉ có 1 bữa tối và bữa sang ăn mì tôm thì không hiểu sao lại đắt thế!”.
Anh Phương cũng cho biết, không chỉ chuyến xe ngày 14 ÂL của anh mà một người thanh niên ở Lý Sơn mua vé đi TP. HCM cùng chỗ với anh cũng bị tính chênh giá. Theo đó, vé của anh bạn kia đi ngày mùng 9 AL, ghế ngồi, giá niêm yết là 460.000 đồng, nhưng khi nhân viên thu tiền, anh cũng lại phải trả 550.000 đồng, cao hơn 90.000 đồng so với giá niêm yết.
Anh Phương phải trả tiền cho nhà xe 700.000 đồng trong khi giá niêm yết trên vé chỉ là 560.000 đồng. (Ảnh do bạn đọc cung cấp)
“Tôi chỉ thắc mắc vẫn không hiểu tại sao, nếu là “tiền cơm” trên cùng một tuyến xe thì chẳng nhẽ tôi ăn nhiều hơn anh bạn quê Lý Sơn kia gấp hơn hai lần. Và nếu tiền ăn cơm sao người ta không ghi thẳng vào vé. Ngày thường, nếu về quê, thì chúng tôi chỉ đóng tiền như giá nhà xe đã niêm yết, và được bao ăn hai bữa, chiều tối và sáng mai cơ mà”, anh Phương cho biết.
Nguồn: Danviet.vn
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét