Đói lòng ăn củ, cơm dành phần con
Sáu người con lần lượt rời khỏi giảng đường đại học, giờ đứa làm công ty này, cơ quan nọ, bà Bùi Thị Ánh (65 tuổi) thôn Nhơn Lộc 1, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) không nhớ rõ. Nhưng mỗi khi nhắc về sự học của các con, mắt bà bừng sáng đầy hãnh diện.
Khi nhắc về việc học của các con, bà Bùi Thị Ánh cười đầy hãnh diện . |
Sau chiến tranh chồng bà bị tàn phế cánh tay trái. Mọi việc từ cơm nước đến chuyện đồng áng, đều đè lên đôi vai bà. 6 người con lần lượt ra đời trong những ngày đất nước còn trong giai đoạn bao cấp, miếng ăn lúc đói, lúc no. “Có khi gạo trong thạp hết, phải nấu củ ghế cơm, rồi nấu cháo củ. Mình đói lòng vì ăn củ hoài nhưng nhìn các con nheo nhóc, đói khát nên người mẹ nào mà không dành miếng ngon nhất có thể cho con” – bà Ánh thật thà kể. Với bà Ánh miếng cơm, cháo trắng lúc đó không có củ độn cũng là phần ngon nên bà dành hết cho con và chồng.
Rồi những ngày củ cõng cơm cũng qua, con bà khôn lớn lần lượt bước vào giảng đường đại học. Ngày nhập học vào Trường Đại học Kinh tế TPHCM của người con trai đầu Nguyễn Nhân, bà vui mừng bao nhiêu thì lo lắng cũng không kém. Vì trong ngôi nhà tranh, vách đất của vợ chồng bà ngày đó chẳng có thứ gì giá trị để bán làm hành trang cho con đi học.
Con vào đại học, bà Ánh lam lũ hơn. Các con bà thương mẹ càng cố gắng học và lần lượt bước vào đại học. Đứa đậu đại học nông lâm, đại học kinh tế, đứa học đại học cầu đường, vận tải... Có những năm, đứa này chưa kịp ra trường thì đứa khác nhập học. Khó khăn càng chất chồng, nhưng bà Ánh không hề ca thán mà vẫn xoay sở cho các con ăn học thành tài, vì “tụi nó cần con chữ làm vốn để nuôi sống bản thân mình”-bà Ánh trải lòng. Giờ đây, các con bà đều có việc làm ổn định và có gia đình tại TP.HCM, nhưng khi biết mẹ bị đau tim, các anh em đã thống nhất giao cho người con trai thứ Nguyễn Ngọc Khiêm về ở bên bà để tiện đường chăm sóc.
Tuổi xuân gồng gánh nuôi con và nuôi cả chồng
Đầu năm khơi chuyện can trường nuôi 6 người con trên quê nghèo thôn Nam Lân, xã Ba Động (Ba Tơ) ăn học trưởng thành và người chồng ngã bệnh lúc tuổi còn xuân xanh, mắt chị Huỳnh Thị Thông ngấn lệ. Chị bảo: “Vợ chồng là nghĩa ở đời. Thương chồng thì thương con nên cố gắng làm thôi. Bao giờ, sức kiệt thì hẵn hay”.
Xuất ngũ từ chiến trường Campuchia trở về (năm 1983), anh Phan Văn Thục và chị Thông phải lòng đến với nhau. Ngày tháng mạnh khỏe cùng nhau vun đắp tổ ấm chưa được bao lâu thì khi người con thứ 2 ra đời, anh Thục đổ bệnh. Cái bệnh đau bao tử lúc êm, lúc dữ đã quật ngã anh ở tuổi còn sung sức phải ở nhà làm việc nhẹ. Kể từ đó, tuổi xuân chị Thông như vùi chôn trong bể mưu sinh. Nặng tình nghĩa vợ chồng nên chị Thông không một lời ca thán, chị ân cần chăm sóc chồng và nuôi con. Thời điểm đó không biết cách để kế hoạch hóa gia đình, anh chị đã có thêm 4 người con. Đây cũng là lúc cơn đau bao tử của chồng chị đến hồi phải mổ. Chị, một tay nuôi 6 người con, nuôi cả chồng lúc nằm viện, lúc nằm nhà.
Chị không nề hà bất kỳ công việc gì, miễn có tiền, có gạo nuôi gia đình. Sáng sớm chị đã ngồi chợ bán hàng ăn. Mặt trời lên cao, chị lại tất tả mang thùng đi bán kem, bán chè nước. Đi xuyên cả trưa, về ăn vội vài chén cơm nguội, chị lại đi làm đồng. Đồng tiền kiếm được chẳng thấm là bao. Thấy đồng bào đi đào mảnh bom bán sắt phế liệu, chị cũng đi theo. Ngày đầu tìm sắt phế liệu chị kiếm được 100 ngàn đồng, gấp 8 lần làm công. Mừng quá chị đi liên tiếp 5 ngày liền, thì lượng sắt giảm dần. Chị trở về với công việc thường ngày “đầu tắt mặt tối”. Trong 6 người con của chị thì có 5 gái, 1 trai. Người con gái đầu thấy mẹ khổ quá có ý định nghỉ học để vào Nam tìm việc giúp mẹ. “Thân gái, lại nghèo, sợ con đi xa không lường hết sự phức tạp của xã hội nên chị khuyên con cố gắng học” – chị Thông dốc lòng.
Thế rồi lần lượt 6 người con chị vào trường chuyên nghiệp. Đứa học đại học, cao đẳng, đứa học trung cấp y. Đây là niềm vui để an ủi chị trong lúc bệnh tình chồng chị ngày càng nặng, chuyển sang tai biến nằm liệt gường. 25 năm, tuổi xuân dồn cả vào việc chăm sóc chồng và nuôi con trong điều kiện kinh tế gia đình khánh kiệt, nhưng chị đã chèo chống vượt qua. Bà con làng xóm thán phục. Các cơ quan, ban ngành trong huyện thấy thương cho hoàn cảnh của chị, nên sau khi 4 người con gái của chị học ra trường đã được nhận vào làm việc ổn định. Giờ, ở tuổi 53, chồng chị vừa mới qua đời, các con chị đã ghé vai cùng chị nuôi tiếp hai em cho đến khi ra trường.
Rồi những ngày củ cõng cơm cũng qua, con bà khôn lớn lần lượt bước vào giảng đường đại học. Ngày nhập học vào Trường Đại học Kinh tế TPHCM của người con trai đầu Nguyễn Nhân, bà vui mừng bao nhiêu thì lo lắng cũng không kém. Vì trong ngôi nhà tranh, vách đất của vợ chồng bà ngày đó chẳng có thứ gì giá trị để bán làm hành trang cho con đi học.
Con vào đại học, bà Ánh lam lũ hơn. Các con bà thương mẹ càng cố gắng học và lần lượt bước vào đại học. Đứa đậu đại học nông lâm, đại học kinh tế, đứa học đại học cầu đường, vận tải... Có những năm, đứa này chưa kịp ra trường thì đứa khác nhập học. Khó khăn càng chất chồng, nhưng bà Ánh không hề ca thán mà vẫn xoay sở cho các con ăn học thành tài, vì “tụi nó cần con chữ làm vốn để nuôi sống bản thân mình”-bà Ánh trải lòng. Giờ đây, các con bà đều có việc làm ổn định và có gia đình tại TP.HCM, nhưng khi biết mẹ bị đau tim, các anh em đã thống nhất giao cho người con trai thứ Nguyễn Ngọc Khiêm về ở bên bà để tiện đường chăm sóc.
Tuổi xuân gồng gánh nuôi con và nuôi cả chồng
Đầu năm khơi chuyện can trường nuôi 6 người con trên quê nghèo thôn Nam Lân, xã Ba Động (Ba Tơ) ăn học trưởng thành và người chồng ngã bệnh lúc tuổi còn xuân xanh, mắt chị Huỳnh Thị Thông ngấn lệ. Chị bảo: “Vợ chồng là nghĩa ở đời. Thương chồng thì thương con nên cố gắng làm thôi. Bao giờ, sức kiệt thì hẵn hay”.
Xuất ngũ từ chiến trường Campuchia trở về (năm 1983), anh Phan Văn Thục và chị Thông phải lòng đến với nhau. Ngày tháng mạnh khỏe cùng nhau vun đắp tổ ấm chưa được bao lâu thì khi người con thứ 2 ra đời, anh Thục đổ bệnh. Cái bệnh đau bao tử lúc êm, lúc dữ đã quật ngã anh ở tuổi còn sung sức phải ở nhà làm việc nhẹ. Kể từ đó, tuổi xuân chị Thông như vùi chôn trong bể mưu sinh. Nặng tình nghĩa vợ chồng nên chị Thông không một lời ca thán, chị ân cần chăm sóc chồng và nuôi con. Thời điểm đó không biết cách để kế hoạch hóa gia đình, anh chị đã có thêm 4 người con. Đây cũng là lúc cơn đau bao tử của chồng chị đến hồi phải mổ. Chị, một tay nuôi 6 người con, nuôi cả chồng lúc nằm viện, lúc nằm nhà.
Chị không nề hà bất kỳ công việc gì, miễn có tiền, có gạo nuôi gia đình. Sáng sớm chị đã ngồi chợ bán hàng ăn. Mặt trời lên cao, chị lại tất tả mang thùng đi bán kem, bán chè nước. Đi xuyên cả trưa, về ăn vội vài chén cơm nguội, chị lại đi làm đồng. Đồng tiền kiếm được chẳng thấm là bao. Thấy đồng bào đi đào mảnh bom bán sắt phế liệu, chị cũng đi theo. Ngày đầu tìm sắt phế liệu chị kiếm được 100 ngàn đồng, gấp 8 lần làm công. Mừng quá chị đi liên tiếp 5 ngày liền, thì lượng sắt giảm dần. Chị trở về với công việc thường ngày “đầu tắt mặt tối”. Trong 6 người con của chị thì có 5 gái, 1 trai. Người con gái đầu thấy mẹ khổ quá có ý định nghỉ học để vào Nam tìm việc giúp mẹ. “Thân gái, lại nghèo, sợ con đi xa không lường hết sự phức tạp của xã hội nên chị khuyên con cố gắng học” – chị Thông dốc lòng.
Thế rồi lần lượt 6 người con chị vào trường chuyên nghiệp. Đứa học đại học, cao đẳng, đứa học trung cấp y. Đây là niềm vui để an ủi chị trong lúc bệnh tình chồng chị ngày càng nặng, chuyển sang tai biến nằm liệt gường. 25 năm, tuổi xuân dồn cả vào việc chăm sóc chồng và nuôi con trong điều kiện kinh tế gia đình khánh kiệt, nhưng chị đã chèo chống vượt qua. Bà con làng xóm thán phục. Các cơ quan, ban ngành trong huyện thấy thương cho hoàn cảnh của chị, nên sau khi 4 người con gái của chị học ra trường đã được nhận vào làm việc ổn định. Giờ, ở tuổi 53, chồng chị vừa mới qua đời, các con chị đã ghé vai cùng chị nuôi tiếp hai em cho đến khi ra trường.
Bài, ảnh: MAI HẠ
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét