Ngày 11.3.2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Dung Quất (tiền thân là KCN), Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 5.4.2005 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KKT Dung Quất. Việc chuyển đổi mô hình từ KCN thành KKT và việc triển khai mạnh mẽ dự án Nhà máy lọc dầu cùng một số dự án FDI có quy mô lớn đã tạo động lực mới trong đầu tư, phát triển của KKT Dung Quất.
Hai giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn đầu “lên” KKT (từ 2005 – 2008), Dung Quất chỉ mới tập trung cho công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tìm kiếm dự án đầu tư, xây dựng Nhà máy lọc dầu, Nhà máy đóng tàu… Vì thế trong 4 năm này, KKT Dung Quất chỉ đóng góp gần 1.750 tỷ đồng vào nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phải đến năm 2009, Dung Quất mới đánh dấu bước đột phá trong thu ngân sách của tỉnh, vì đây là năm cho ra dòng sản phẩm đầu tiên từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, với nguồn thu 3.066 tỷ đồng (riêng thu từ NMLD Dung Quất là 2.900 tỷ đồng). Cùng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong những năm 2006-2010, Dung Quất đã trở mình phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 2010 - 2014, Dung Quất tiếp tục đóng góp cao vào nguồn thu của tỉnh với trên 98.000 tỷ đồng vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự phát triển, bứt phá mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Sau đúng 10 năm thành lập, tại KKT Dung Quất đã hình thành một lực lượng sản xuất khá lớn, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhất là công nghiệp lọc dầu và các ngành công nghiệp nặng - ngành mũi nhọn quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Đến cuối năm 2014, tại KKT Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 122 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 10,4 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 4,85 tỷ USD, đạt khoảng 46,6% vốn đăng ký.
Hiện nay, tại KKT Dung Quất có 74 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 12 nghìn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu chiếm hơn 80% của cả tỉnh. Ông Ruy Hang Ha - Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina cho biết, tận dụng những lợi thế vượt trội của Dung Quất, Doosan Vina luôn đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 15-17%. Với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Sau đúng 10 năm thành lập, tại KKT Dung Quất đã hình thành một lực lượng sản xuất khá lớn, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhất là công nghiệp lọc dầu và các ngành công nghiệp nặng - ngành mũi nhọn quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Đến cuối năm 2014, tại KKT Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 122 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 10,4 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 4,85 tỷ USD, đạt khoảng 46,6% vốn đăng ký.
Hiện nay, tại KKT Dung Quất có 74 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 12 nghìn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu chiếm hơn 80% của cả tỉnh. Ông Ruy Hang Ha - Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina cho biết, tận dụng những lợi thế vượt trội của Dung Quất, Doosan Vina luôn đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 15-17%. Với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ còn tăng trong thời gian tới.
KKT Dung Quất được đánh giá là một trong những khu kinh tế tiên phong và thành công trong cả nước. Đây là cơ sở để tiếp tục phát triển KKT Dung Quất từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi và là Trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. |
Triển vọng 5 năm tới
Trong 10 năm qua, KKT Dung Quất đã trải qua những nốt “thăng, trầm”. Sau giai đoạn bùng nổ đầu tư, từ 2011 đến nay, KKT Dung Quất gặp nhiều khó khăn trong thu hút và triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn có sự tăng trưởng đột phá về sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Và sau “chu kỳ trầm lắng”, những năm cuối giai đoạn này, các dự án lớn: KCN – Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy nhiệt điện Dung Quất đã và đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, kết hợp với triển vọng của Dự án đưa khí vào bờ… sẽ tạo sự phát triển bùng nổ giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Phạm Như Sô-Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban quản lý KKT Dung Quất cho biết, mục tiêu đến năm 2020, KKT Dung Quất vẫn giữ vững vai trò là hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực: Tốc độ, sản lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của tỉnh; tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
KKT Dung Quất phấn đấu đến năm 2020, vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt 3-4%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 35.000 tỷ đồng. Hàng hoá thông qua cảng khoảng 18 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: 600 - 800 triệu USD. Giải quyết việc làm trên địa bàn khoảng 35.000 lao động. Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Khu Kinh tế (Bộ Kế hoạch&Đầu tư) cho rằng, với tiềm năng vốn có, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ là chu kỳ phát triển mới để cho KKT Dung Quất tiếp tục bứt phá, tiếp tục là một trong năm KKT trọng điểm của cả nước.
Để đẩy mạnh phát triển, Dung Quất sẽ tiếp tục phát huy vai trò cảng biển nước sâu trong việc thu hút đầu tư các dự án công nghiệp nặng, dự án quy mô lớn… nhằm đưa KKT Dung Quất sớm hình thành Trung tâm Lọc hoá dầu và Trung tâm Năng lượng Quốc gia. Từng bước đầu tư phát triển các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi... để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Việc phát triển KKT đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Đồng thời đổi mới có hiệu quả mô hình quản lý, thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong quản lý và gắn kết giữa quản lý một số lĩnh vực với quản lý hành chính lãnh thổ.
Trong 10 năm qua, KKT Dung Quất đã trải qua những nốt “thăng, trầm”. Sau giai đoạn bùng nổ đầu tư, từ 2011 đến nay, KKT Dung Quất gặp nhiều khó khăn trong thu hút và triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn có sự tăng trưởng đột phá về sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Và sau “chu kỳ trầm lắng”, những năm cuối giai đoạn này, các dự án lớn: KCN – Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy nhiệt điện Dung Quất đã và đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, kết hợp với triển vọng của Dự án đưa khí vào bờ… sẽ tạo sự phát triển bùng nổ giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Phạm Như Sô-Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban quản lý KKT Dung Quất cho biết, mục tiêu đến năm 2020, KKT Dung Quất vẫn giữ vững vai trò là hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực: Tốc độ, sản lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của tỉnh; tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
KKT Dung Quất phấn đấu đến năm 2020, vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt 3-4%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 35.000 tỷ đồng. Hàng hoá thông qua cảng khoảng 18 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: 600 - 800 triệu USD. Giải quyết việc làm trên địa bàn khoảng 35.000 lao động. Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Khu Kinh tế (Bộ Kế hoạch&Đầu tư) cho rằng, với tiềm năng vốn có, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ là chu kỳ phát triển mới để cho KKT Dung Quất tiếp tục bứt phá, tiếp tục là một trong năm KKT trọng điểm của cả nước.
Để đẩy mạnh phát triển, Dung Quất sẽ tiếp tục phát huy vai trò cảng biển nước sâu trong việc thu hút đầu tư các dự án công nghiệp nặng, dự án quy mô lớn… nhằm đưa KKT Dung Quất sớm hình thành Trung tâm Lọc hoá dầu và Trung tâm Năng lượng Quốc gia. Từng bước đầu tư phát triển các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi... để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Việc phát triển KKT đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Đồng thời đổi mới có hiệu quả mô hình quản lý, thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong quản lý và gắn kết giữa quản lý một số lĩnh vực với quản lý hành chính lãnh thổ.
Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét