Trên thế giới ngoại trừ khu vực Tam giác quỷ Bermudar ở phía tây Đại Tây Dương là nghĩa địa tàu đắm lớn nhất với hơn 300 xác tàu chìm, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được nơi nào có mật độ tàu đắm dày đặc như ở vùng biển Vũng Tàu, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn của Quảng Ngãi. Trong khi ở Tam giác quỷ Bermudar phần lớn là tàu cận hiện đại, thì chỉ duy nhất ở vùng biển Vũng Tàu là nghĩa địa của những con tàu cổ.
Sau nghìn năm “ngủ yên”
Những con tàu cổ mang theo bao điều bí ẩn nằm im dưới đáy đại dương hàng nghìn năm, mãi cho đến khi ngư dân địa phương phát hiện và vớt một số cổ vật cùng những mảnh vỡ của thân tàu. Người dân chỉ biết rằng, một số vật dụng vớt được như bát, đĩa, tiền đồng… là cổ vật, còn thân tàu thì ít được quan tâm. Ông Lâm Dzũ Xênh (ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn)-người đã cất công sưu tầm, gìn giữ di vật liên quan đến tàu cổ kể rằng, một số người dân đã mang mảnh gỗ từ thân tàu đi bán, có người dùng để làm nhà, thậm chí là vứt bỏ. Ông Xênh đã mua lại các mảnh vỡ từ gốm sứ và thân tàu với ý nghĩ đây là những di vật liên quan đến giá trị văn hóa biển.
Khai quật tàu cổ ở Bình Châu năm 2013. |
Từ những phát hiện ban đầu của ngư dân, các nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Vậy là sau hàng nghìn năm “ngủ yên” dưới đáy biển, những con tàu cổ đã được đánh thức và hé lộ nhiều thông tin liên quan lý thú. Tại vùng biển Vũng Tàu đã khai quật 2 tàu cổ đắm. Tàu cổ đầu tiên (gọi là tàu Bình Châu 1) được xác định từ thế kỷ XV, khai quật năm 1999. Tàu Bình Châu 2 khai quật năm 2013. Qua khai quật tàu Bình Châu 2 đã phát hiện hơn 270 thùng gốm sứ là hàng hóa trên tàu với các dòng gốm men nâu, men ngọc, đồ sứ hoa lam và sứ men trắng xanh có niên đại khoảng thế kỷ XIII. Vết tích còn lại của tàu Bình Châu 2 dài 20,5m, rộng 5,6m, thân tàu được chia làm 13 khoang với 12 vách ngăn.
Đặc biệt, từ những mảnh vỡ của thân tàu do ông Lâm Dzũ Xênh sưu tầm, các chuyên gia khảo cổ học đã bước đầu định hình và xác định đây có khả năng là con tàu đắm sớm nhất được phát hiện ở Việt Nam có niên đại khoảng thế kỷ VIII. Con tàu có tên gọi là Châu Tân. Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm-Chuyên gia khảo cổ học dưới nước, có ít nhất 8 con tàu cổ đã được phát hiện tại vùng biển Vũng Tàu. Tại đây còn nhiều dấu vết của tàu đắm. Hiện tại ở vùng biển này có con tàu đắm thế kỷ XVIII đang được khoanh giữ.
Tàu cổ Châu Tân và câu chuyện cảm động
Đặc biệt, từ những mảnh vỡ của thân tàu do ông Lâm Dzũ Xênh sưu tầm, các chuyên gia khảo cổ học đã bước đầu định hình và xác định đây có khả năng là con tàu đắm sớm nhất được phát hiện ở Việt Nam có niên đại khoảng thế kỷ VIII. Con tàu có tên gọi là Châu Tân. Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm-Chuyên gia khảo cổ học dưới nước, có ít nhất 8 con tàu cổ đã được phát hiện tại vùng biển Vũng Tàu. Tại đây còn nhiều dấu vết của tàu đắm. Hiện tại ở vùng biển này có con tàu đắm thế kỷ XVIII đang được khoanh giữ.
Tàu cổ Châu Tân và câu chuyện cảm động
Ngôi nhà tưởng niệm cố tiến sĩ Nishimura. |
Một sự tình cờ đã đưa tiến sĩ Nishimura-chuyên gia khảo cổ học người Nhật Bản đến với con tàu cổ Châu Tân. Tiến sĩ Nishimura là người nặng tình với Việt Nam qua nghiên cứu khảo cổ học. Ông đã gắn bó với Việt Nam 20 năm và là người đầu tiên phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng được người Việt sử dụng từ đầu Công Nguyên tại thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh). Trong lần đến thăm Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, tiến sĩ Nishimura đã gặp nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dzũ Xênh ở một quán cháo vịt ven đường. “Lúc đó tôi bảo đã sưu tầm các mảnh vỡ của hàng hóa và thân tàu cổ nên muốn mời Nishimura đến nghiên cứu”, ông Xênh kể. Con tàu cổ có sức hút mãnh liệt đối với Nishimura, ông đã gác lại nhiều công trình nghiên cứu để đến với Quảng Ngãi.
“Có nhiều bí ẩn chưa giải thích được, nhưng phải nói rằng Bình Châu là nghĩa địa tàu cổ hiếm có trên thế giới. Là nơi có thế mạnh riêng về phát triển du lịch không nơi nào có được. Chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu để sớm đề nghị công nhận nơi đây là di sản văn hóa cấp quốc gia”, chuyên gia khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm cho biết. |
Ông thu gom, phân loại, cần mẫn nghiên cứu từ những mảnh vỡ của gốm sứ và các di tồn gỗ để tìm ra bí ẩn trên con tàu cổ. Tiếc rằng hàng hóa và các tấm gỗ của con tàu trước đó đã bị lấy lên từ dưới nước mà không được ghi chép về bối cảnh khảo cổ học. Điều này khiến cho công tác nghiên cứu càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, bước đầu Nishimura cũng đã xác định tầm quan trọng của các di tồn ở chỗ con tàu có thể là một tàu Đông Nam Á tham gia vào hoạt động trên biển với thế giới Ấn Độ Dương, thể hiện qua một số đồ gốm Chang Sha đời Đường. Nói đến Nishimura, nhiều người thương tiếc bởi trong một lần ở Hà Nội chưa kịp quay trở về với con tàu cổ trên đất Quảng, ông đã vĩnh viễn ra đi vì tai nạn giao thông vào tháng 6.2013. Hiện tại, nhóm học giả người Nhật đang tiếp tục công trình nghiên cứu dang dở của Nishimura.
Để bày tỏ tình cảm của mình, nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dzũ Xênh đã xây dựng ngôi nhà tưởng niệm tiến sĩ quá cố Nishimura. Bàn thờ tiến sĩ quá cố Nishimura đặt trang trọng trong ngôi nhà cổ cùng nhiều kỷ vật gắn bó với ông trong quãng thời gian ở Quảng Ngãi. Đây cũng là nơi lưu giữ vô số mảnh vỡ thân tàu, các loại gốm sứ mà Nishimura từng nghiên cứu. Mỗi một di vật ở đây ẩn chứa sự linh thiêng, huyền bí như chính bí ẩn chưa được hé mở của những con tàu cổ.
Đi tìm vết tích
Việc phát hiện tàu cổ ở Bình Châu khẳng định một điều chắc chắn rằng, từ rất sớm Việt Nam đã tích cực tham gia con đường tơ lụa trên Biển Đông. Dẫu thế, xoay quanh những con tàu cổ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Là người duy nhất tại Việt Nam hiện nay được đào tạo bài bản chuyên ngành khảo cổ học dưới nước, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đã về Quảng Ngãi để tìm kiếm vết tích nhằm vén bức màn bí ẩn từ những con tàu cổ.
Để bày tỏ tình cảm của mình, nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dzũ Xênh đã xây dựng ngôi nhà tưởng niệm tiến sĩ quá cố Nishimura. Bàn thờ tiến sĩ quá cố Nishimura đặt trang trọng trong ngôi nhà cổ cùng nhiều kỷ vật gắn bó với ông trong quãng thời gian ở Quảng Ngãi. Đây cũng là nơi lưu giữ vô số mảnh vỡ thân tàu, các loại gốm sứ mà Nishimura từng nghiên cứu. Mỗi một di vật ở đây ẩn chứa sự linh thiêng, huyền bí như chính bí ẩn chưa được hé mở của những con tàu cổ.
Đi tìm vết tích
Việc phát hiện tàu cổ ở Bình Châu khẳng định một điều chắc chắn rằng, từ rất sớm Việt Nam đã tích cực tham gia con đường tơ lụa trên Biển Đông. Dẫu thế, xoay quanh những con tàu cổ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Là người duy nhất tại Việt Nam hiện nay được đào tạo bài bản chuyên ngành khảo cổ học dưới nước, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đã về Quảng Ngãi để tìm kiếm vết tích nhằm vén bức màn bí ẩn từ những con tàu cổ.
Đồ gốm thế kỷ XIII phát hiện tại vùng biển Bình Châu. |
Thạc sĩ Lâm cho biết: “Hàng hóa mang theo trên tàu chỉ là phần nhỏ giá trị, quan trọng nhất là bản thân con tàu. Chủ nhân của những con tàu cổ là ai, hải trình của nó và vì sao có quá nhiều tàu đắm ở vùng biển Vũng Tàu... cho đến giờ vẫn còn là bí ẩn”. Mặc dù đã xác định những đồng tiền cổ, gốm sứ trên những con tàu có nguồn gốc Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc… nhưng chưa thể biết chủ nhân của những con tàu là ai.
Một chi tiết quan trọng được phát hiện là những con tàu bị đắm ở Bình Châu đều có vết tích cháy. Cháy thì có nhiều nguyên nhân, do chiến tranh, hỏa hoạn hoặc sau khi bị cướp. Thạc sĩ Lâm cho rằng có nhiều khả năng con tàu bị cướp. “Nếu bị cướp thì ít nhất phải có vết tích hài cốt của thủy thủ đoàn nhưng tuyệt nhiên không có”, thạc sĩ Lâm lập luận. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta đã phát hiện ngay cả thủy thủ đoàn nằm với tư thế như thế nào trong con tàu cổ. Khi khai quật tàu cổ ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) cũng đã phát hiện nhiều sọ người, trong đó có hộp sọ của cô gái người Thái khoảng 19 tuổi. Đối với những con tàu cổ ở Bình Châu quả là còn quá nhiều bí ẩn.
Để lý giải vì sao thời xa xưa, trên hải trình xuyên quốc gia nhiều con tàu cập biển Bình Châu, ông Lâm đang theo đuổi giả thuyết rất có thể nơi đây là thương cảng cổ. Ông Lâm hé lộ: “Đã là thương cảng thì phải có một thành phố lớn, tuy nhiên vết tích này vẫn chưa tìm thấy. Chúng tôi đang nghĩ xa hơn là thương thuyền đậu tàu ở Bình Châu, rồi đi bộ vào giao lưu hàng hóa ở Thành cổ Châu Sa”.
Mọi giả thuyết đặt ra đang được chuyên gia khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm cùng cộng sự tập trung nghiên cứu. Cả một đời đeo đuổi nghiệp giải mã di vật của người thiên cổ, chuyên gia khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm hy vọng sẽ tìm kiếm được những vết tích liên quan đến những con tàu cổ ở Bình Châu để nó được “sống dậy” với nền văn hóa biển của cư dân Việt từ cổ xưa và phát huy tương xứng với tầm giá trị hiếm có trên thế giới.
PHƯƠNG LÝ
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét